'Steve Jobs: The Man in the Machine' Ending
Misc ·Trong phim có nói đến một vấn đề thế này: Khi một người tiến đến trạng thái ‘khai sáng’ (enlightenment), nhưng vẫn còn mang trong mình cái ‘tôi’, người ta gọi đó là “the golden chain” (ko nhớ HBO dịch sao và cũng ko biết dịch làm sao).
Tôi cảm giác nó đã xảy đến với Jobs.
Đoạn kết phim vô cùng ấn tượng khi đưa ra sự mâu thuẫn trong con người Steve Jobs, phản ánh ngay trên chính sản phẩm tiến nhập đến sự trải nghiệm hoàn hảo của ổng.
VietSub by me…
Cuối cùng, tôi để lại câu hỏi tương tự khi tôi bắt đầu chuyến hành trình này:
"Sao có quá nhiều người lạ khóc thương cho Steve Jobs?"
Quá đơn giản khi nói đó là vì ổng mang đến những sản phẩm ta yêu thích, mà ta không cần thắc mắc vì sao ta yêu theo cách của ta.
Thậm chí cũng quá đơn giản khi kết luận rằng chúng ta yêu chúng vì chúng kết nối ta với thế giới rộng lớn hơn, kết nối những người xa nhau trong cuộc sống…
… cũng vì những chiếc máy này làm chúng ta xa cách nhau.
Có lẽ, bản chất thực của mâu thuẫn trong trải nghiệm của ta trên những tiện ích đó phản ánh sự mâu thuẫn chính trong con người Jobs.
– Ổng là một nghệ sĩ theo đuổi sự hoàn hảo, nhưng không bao giờ tìm thấy an yên.
– Ổng có sự tập trung của nhà sư, nhưng lại không biết thấu cảm.
– Ổng mang đến tự do, nhưng chỉ trong một khu vườn kín mà ổng giữ chìa khóa.
Để dung hòa những mâu thuẫn này, tôi nghĩ ta phải nhìn vào mối quan hệ khác của chúng ta với Jobs.
Với bản thân chúng ta.
Theo ý Jobs, màn hình của chiếc iPhone cho màu tối – cảm quan Thiền của cái chưa thấu tỏ. (A Zen landscape of the unseen.)
Nếu tôi nhìn kỹ nó, tôi thấy sự phản chiếu mặt sâu thẳm trong bản thân tôi, nhưng mà ấn tượng này chỉ thoáng qua chốc lát trước khi tôi ấn nút Home, và màn hình bật sáng.
Nhưng có lẽ, tôi nên dành thời gian trân trọng sự phản chiếu đó, tự hỏi bản thân tôi đang làm gì trong việc mua và dùng sản phẩm này?
Cái gì là bản chất thực trong thương vụ giữa tôi với người làm ra chiếc máy kỳ diệu và thân thiết này?